BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUY CHẾ
Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT
ngày 15 tháng 8năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ
thống tín chỉ, bao gồm: tổ chức đào tạo; kiểm tra và thi học phần; xét và công nhận tốt
nghiệp.
2. Quy chế này áp dụng đối với sinh viên các khoá đào tạo hệ chính quy ở
trình độ đại học và cao đẳng trong các đại học, học viện, trường đại học và trường cao
đẳng (sau đây gọi tắt là trường) thực hiện theo hình thức tích luỹ tín chỉ.
Điều 2. Chương trình giáo dục đại học
1. Chương trình giáo dục đại học (sau đây gọi tắt là chương trình) thể hiện mục
tiêu giáo dục đại học, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội
dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả
đào tạo đối với mỗi học phần, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học.
2. Chương trình được các trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung do
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Mỗi chương trình gắn với một ngành (kiểu đơn ngành) hoặc với một vài ngành
(kiểu song ngành; kiểu ngành chính - ngành phụ; kiểu 2 văn bằng).
3. Chương trình được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo
dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp.
Điều 3. Học phần và Tín chỉ
1. Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh
viên tích luỹ trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín
chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến
thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được
kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều
môn học. Từng học phần phải được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường quy định.
2. Có hai loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn. 2
a) Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính
yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy;
b) Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết,
nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hoá hướng
chuyên môn hoặc được tự chọn tuỳ ý để tích luỹ đủ số học phần quy định cho mỗi
chương trình.
3. Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ
được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo
luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án,
khoá luận tốt nghiệp.
Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được
một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.
Hiệu trưởng các trường quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần
cho phù hợp với đặc điểm của trường.
4. Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo
đơn vị học trình, thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 tín chỉ.
5. Một tiết học được tính bằng 50 phút.
Điều 4. Thời gian hoạt động giảng dạy
Thời gian hoạt động giảng dạy của trường được tính từ 8 giờ đến 20 giờ hằng
ngày. Tuỳ theo tình hình thực tế của trường, Hiệu trưởng quy định cụ thể thời gian
hoạt động giảng dạy của trường.
Tuỳ theo số lượng sinh viên, số lớp học cần tổ chức và điều kiện cơ sở vật chất
của trường, trưởng phòng đào tạo sắp xếp thời khóa biểu hàng ngày cho các lớp.
Điều 5. Đánh giá kết quả học tập
Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ qua các tiêu chí
sau:
1. Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ
(gọi tắt là khối lượng học tập đăng ký).
2. Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của các học
phần mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ tương ứng
của từng học phần. 3
3. Khối lượng kiến thức tích lũy là khối lượng tính bằng tổng số tín chỉ của
những học phần đã được đánh giá theo thang điểm chữ A, B, C, D tính từ đầu khóa
học.
4. Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các học phần và được
đánh giá bằng các điểm chữ A, B, C, D mà sinh viên đã tích lũy được, tính từ đầu
khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ.
Chương II
TỔ CHỨC ĐÀO TẠO
Điều 6. Thời gian và kế hoạch đào tạo
1. Các trường tổ chức đào tạo theo khoá học, năm học và học kỳ.
a) Khoá học là thời gian thiết kế để sinh viên hoàn thành một chương trình cụ
thể. Tuỳ thuộc chương trình, khoá học được quy định như sau:
- Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo
ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng
tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt
nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo;
- Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo
ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng
tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt
nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người
có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng ngành đào tạo.
b) Một năm học có hai học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực
học và 3 tuần thi. Ngoài hai học kỳ chính, Hiệu trưởng xem xét quyết định tổ chức
thêm một kỳ học phụ để sinh viên có điều kiện được học lại; học bù hoặc học vượt.
Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 5 tuần thực học và 1 tuần thi.
2. Căn cứ vào khối lượng và nội dung kiến thức tối thiểu quy định cho các
chương trình, Hiệu trưởng dự kiến phân bổ số học phần cho từng năm học, từng học
kỳ.
3. Thời gian tối đa hoàn thành chương trình bao gồm: thời gian thiết kế cho
chương trình quy định tại khoản 1 của Điều này, cộng với 2 học kỳ đối với các khoá
học dưới 3 năm; 4 học kỳ đối với các khoá học từ 3 đến dưới 5 năm; 6 học kỳ đối với
các khoá học từ 5 đến 6 năm. 4
Tùy theo điều kiện đào tạo của nhà trường, Hiệu trưởng quy định thời gian tối
đa cho mỗi chương trình, nhưng không được vượt quá hai lần so với thời gian thiết kế
cho chương trình đó.
Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển
sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn
thành chương trình.
Điều 7. Đăng ký nhập học
1. Khi đăng ký vào học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại trường đại học,
trường cao đẳng, ngoài các giấy tờ phải nộp theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại
học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành, sinh viên phải nộp cho phòng đào tạo đơn xin
học theo hệ thống tín chỉ theo mẫu do trường quy định. Tất cả giấy tờ khi sinh viên
nhập học phải được xếp vào túi hồ sơ của từng cá nhân do phòng đào tạo của trường
quản lý.
2. Sau khi xem xét thấy đủ điều kiện nhập học, phòng đào tạo trình Hiệu trưởng
ký quyết định công nhận người đến học là sinh viên chính thức của trường và cấp cho
họ:
a) Thẻ sinh viên;
b) Sổ đăng ký học tập;
c) Phiếu nhận cố vấn học tập.
3. Mọi thủ tục đăng ký nhập học phải được hoàn thành trong thời hạn theo quy
định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.
4. Sinh viên nhập học phải được trường cung cấp đầy đủ các thông tin về mục
tiêu, nội dung và kế hoạch học tập của các chương trình, quy chế đào tạo, nghĩa vụ và
quyền lợi của sinh viên.
Điều 8. Sắp xếp sinh viên vào học các chương trình hoặc ngành đào tạo
1. Đối với những trường xác định điểm trúng tuyển theo chương trình (hoặc
theo ngành đào tạo) trong kỳ thi tuyển sinh, thì những thí sinh đạt yêu cầu xét tuyển
được trường sắp xếp vào học các chương trình (hoặc ngành đào tạo) đã đăng ký.
2. Đối với những trường xác định điểm trúng tuyển theo nhóm chương trình
(hoặc theo nhóm ngành đào tạo) trong kỳ thi tuyển sinh, đầu khoá học trường công bố
công khai chỉ tiêu đào tạo cho từng chương trình (hoặc từng ngành đào tạo). Căn cứ
vào đăng ký chọn chương trình (hoặc ngành đào tạo), điểm thi tuyển sinh và kết quả
học tập, trường sắp xếp sinh viên vào các chương trình (hoặc ngành đào tạo). Mỗi sinh
viên được đăng ký một số nguyện vọng chọn chương trình (hoặc ngành đào tạo) theo 5
thứ tự ưu tiên. Hiệu trưởng quy định số lượng và tiêu chí cụ thể đối với từng chương
trình (hoặc ngành đào tạo) để sinh viên đăng ký.
Điều 9. Tổ chức lớp học
Lớp học được tổ chức theo từng học phần dựa vào đăng ký khối lượng học tập
của sinh viên ở từng học kỳ. Hiệu trưởng quy định số lượng sinh viên tối thiểu cho
mỗi lớp học tùy theo từng loại học phần được giảng dạy trong trường. Nếu số lượng
sinh viên đăng ký thấp hơn số lượng tối thiểu quy định thì lớp học sẽ không được tổ
chức và sinh viên phải đăng ký chuyển sang học những học phần khác có lớp, nếu
chưa đảm bảo đủ quy định về khối lượng học tập tối thiểu cho mỗi học kỳ.
Điều 10. Đăng ký khối lượng học tập
1. Đầu mỗi năm học, trường phải thông báo lịch trình học dự kiến cho từng
chương trình trong từng học kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến
sẽ dạy, đề cương chi tiết, điều kiện tiên quyết để được đăng ký học cho từng học phần,
lịch kiểm tra và thi, hình thức kiểm tra và thi đối với các học phần.
2. Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, tùy theo khả năng và điều kiện học tập của
bản thân, từng sinh viên phải đăng ký học các học phần dự định sẽ học trong học kỳ
đó với phòng đào tạo của trường. Có 3 hình thức đăng ký các học phần sẽ học trong
mỗi học kỳ: đăng ký sớm, đăng ký bình thường và đăng ký muộn.
a) Đăng ký sớm là hình thức đăng ký được thực hiện trước thời điểm bắt đầu
học kỳ 2 tháng;
b) Đăng ký bình thường là hình thức đăng ký được thực hiện trước thời điểm
bắt đầu học kỳ 2 tuần;
c) Đăng ký muộn là hình thức đăng ký được thực hiện trong 2 tuần đầu của học
kỳ chính hoặc trong tuần đầu của học kỳ phụ cho những sinh viên muốn đăng ký học
thêm hoặc đăng ký học đổi sang học phần khác khi không có lớp.
Tuỳ điều kiện đào tạo của từng trường, Hiệu trưởng xem xét, quyết định các
hình thức đăng ký thích hợp.
3. Khối lượng học tập tối thiểu mà mỗi sinh viên phải đăng ký trong mỗi học kỳ
được quy định như sau:
a) 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên
được xếp hạng học lực bình thường;
b) 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên
đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu.
c) Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ. 6
4. Sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu chỉ được đăng ký
khối lượng học tập không quá 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ. Không hạn chế khối lượng
đăng ký học tập của những sinh viên xếp hạng học lực bình thường.
5. Việc đăng ký các học phần sẽ học cho từng học kỳ phải bảo đảm điều kiện
tiên quyết của từng học phần và trình tự học tập của mỗi chương trình cụ thể.
6. Phòng đào tạo của trường chỉ nhận đăng ký khối lượng học tập của sinh viên
ở mỗi học kỳ khi đã có chữ ký chấp thuận của cố vấn học tập trong sổ đăng ký học tập
hoặc theo quy định của Hiệu trưởng. Khối lượng đăng ký học tập của sinh viên theo
từng học kỳ phải được ghi vào phiếu đăng ký học do phòng đào tạo của trường lưu
giữ.
Điều 11. Rút bớt học phần đã đăng ký
1. Việc rút bớt học phần trong khối lượng học tập đã đăng ký chỉ được chấp
nhận sau 6 tuần kể từ đầu học kỳ chính, nhưng không muộn quá 8 tuần; sau 2 tuần kể
từ đầu học kỳ phụ, nhưng không muộn quá 4 tuần. Ngoài thời hạn trên học phần vẫn
được giữ nguyên trong phiếu đăng ký học và nếu sinh viên không đi học sẽ được xem
như tự ý bỏ học và phải nhận điểm F.
2. Điều kiện rút bớt các học phần đã đăng ký:
a) Sinh viên phải tự viết đơn gửi phòng đào tạo của trường;
b) Được cố vấn học tập chấp thuận hoặc theo quy định của Hiệu trưởng;
c) Không vi phạm khoản 2 Điều 10 của Quy chế này.
Sinh viên chỉ được phép bỏ lớp đối với học phần xin rút bớt, sau khi giảng viên
phụ trách nhận giấy báo của phòng đào tạo.
Điều 12. Đăng ký học lại
1. Sinh viên có học phần bắt buộc bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó ở
một trong các học kỳ tiếp theo cho đến khi đạt điểm A, B, C hoặc D.
2. Sinh viên có học phần tự chọn bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó
hoặc học đổi sang học phần tự chọn tương đương khác.
3. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này, sinh
viên được quyền đăng ký học lại hoặc học đổi sang học phần khác đối với các học
phần bị điểm D để cải thiện điểm trung bình chung tích lũy.
Điều 13. Nghỉ ốm
Sinh viên xin nghỉ ốm trong quá trình học hoặc trong đợt thi, phải viết đơn xin
phép gửi trưởng khoa trong vòng một tuần kể từ ngày ốm, kèm theo giấy chứng nhận
của cơ quan y tế trường, hoặc y tế địa phương hoặc của bệnh viện. 7
Điều 14. Xếp hạng năm đào tạo và học lực
1. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào khối lượng kiến thức tích lũy, sinh viên được xếp
hạng năm đào tạo như sau:
a) Sinh viên năm thứ nhất: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy dưới 30 tín chỉ;
b) Sinh viên năm thứ hai: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 30 tín chỉ
đến dưới 60 tín chỉ;
c) Sinh viên năm thứ ba: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 60 tín chỉ
đến dưới 90 tín chỉ;
d) Sinh viên năm thứ tư: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 90 tín chỉ
đến dưới 120 tín chỉ;
đ) Sinh viên năm thứ năm: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 120 tín chỉ
đến dưới 150 tín chỉ;
e) Sinh viên năm thứ sáu: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 150 tín chỉ
trở lên.
2. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào điểm trung bình chung tích luỹ, sinh viên được
xếp hạng về học lực như sau:
a) Hạng bình thường: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,00 trở lên.
b) Hạng yếu: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00, nhưng chưa rơi
vào trường hợp bị buộc thôi học.
3. Kết quả học tập trong học kỳ phụ được gộp vào kết quả học tập trong học kỳ
chính ngay trước học kỳ phụ để xếp hạng sinh viên về học lực.
Điều 15. Nghỉ học tạm thời
1. Sinh viên được quyền viết đơn gửi Hiệu trưởng xin nghỉ học tạm thời và bảo
lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:
a) Được điều động vào các lực lượng vũ trang;
b) Bị ốm hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài, nhưng phải có giấy xác nhận
của cơ quan y tế;
c) Vì nhu cầu cá nhân. Trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học kỳ ở
trường, không rơi vào các trường hợp bị buộc thôi học quy định tại Điều 16 của Quy
chế này và phải đạt điểm trung bình chung tích lũy không dưới 2,00. Thời gian nghỉ
học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức quy định
tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này. 8
2. Sinh viên nghỉ học tạm thời, khi muốn trở lại học tiếp tại trường, phải viết
đơn gửi Hiệu trưởng ít nhất một tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới .
Điều 16. Bị buộc thôi học
1. Sau mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường
hợp sau:
a) Có điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa
học; đạt dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo hoặc đạt dưới 1,10 đối với 2 học kỳ
liên tiếp;
b) Có điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ
nhất; dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai; dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba
hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khoá;
c) Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường quy định tại khoản 3
Điều 6 của Quy chế này;
d) Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định
tại khoản 2 Điều 29 của Quy chế này hoặc bị kỷ luật ở mức xoá tên khỏi danh sách
sinh viên của trường.
2. Chậm nhất là một tháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học,
trường phải thông báo trả về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú. Trường
hợp tại trường sinh viên đã học hoặc tại những trường khác có các chương trình đào
tạo ở trình độ thấp hơn hoặc chương trình giáo dục thường xuyên tương ứng, thì
những sinh viên thuộc diện bị buộc thôi học quy định tại các điểm a, b và c khoản 1
của Điều này, được quyền xin xét chuyển qua các chương trình đó và được bảo lưu
một phần kết quả học tập ở chương trình cũ khi học ở các chương trình mới này. Hiệu
trưởng xem xét quyết định cho bảo lưu kết quả học tập đối với từng trường hợp cụ
thể.
Điều 17. Học cùng lúc hai chương trình
1. Sinh viên học cùng lúc hai chương trình là sinh viên có nhu cầu đăng ký học
thêm một chương trình thứ hai để khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng.
2. Điều kiện để học cùng lúc hai chương trình:
a) Ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác ngành đào tạo chính ở
chương trình thứ nhất; 9
b) Sau khi đã kết thúc học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình thứ
nhất;
c) Sinh viên không thuộc diện xếp hạng học lực yếu ở chương trình thứ nhất;
3. Sinh viên đang học thêm chương trình thứ hai, nếu rơi vào diện bị xếp hạng
học lực yếu của chương trình thứ hai, phải dừng học thêm chương trình thứ hai ở học
kỳ tiếp theo.
4. Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương
trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất, quy định tại khoản 3 Điều
6 của Quy chế này. Khi học chương trình thứ hai, sinh viên được bảo lưu điểm của
những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương
trình thứ nhất.
5. Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện
tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất.
Điều 18. Chuyển trường
1. Sinh viên được xét chuyển trường nếu có các điều kiện sau đây:
a) Trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc sinh viên có
hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để
thuận lợi trong học tập;
b) Xin chuyển đến trường có cùng ngành hoặc thuộc cùng nhóm ngành với
ngành đào tạo mà sinh viên đang học;
c) Được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển
đến;
d) Không thuộc một trong các trường hợp không được phép chuyển trường quy
định tại khoản 2 Điều này.
2. Sinh viên không được phép chuyển trường trong các trường hợp sau:
a) Sinh viên đã tham dự kỳ thi tuyển sinh theo đề thi chung, nhưng không trúng
tuyển vào trường hoặc có kết quả thi thấp hơn điểm trúng tuyển của trường xin
chuyển đến;
b) Sinh viên thuộc diện nằm ngoài vùng tuyển quy định của trường xin chuyển
đến;
c) Sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khóa;
d) Sinh viên đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
3. Thủ tục chuyển trường:
a) Sinh viên xin chuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định
của nhà trường; 10
b) Hiệu trưởng trường có sinh viên xin chuyển đến quyết định tiếp nhận hoặc
không tiếp nhận; quyết định việc học tập tiếp tục của sinh viên, công nhận các học
phần mà sinh viên chuyển đến được chuyển đổi kết quả và số học phần phải học bổ
sung, trên cơ sở so sánh chương trình ở trường sinh viên xin chuyển đi và trường xin
chuyển đến.
Chương III
KIỂM TRA VÀ THI HỌC PHẦN
Điều 19. Đánh giá học phần
1. Đối với các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành: Tùy
theo tính chất của học phần, điểm tổng hợp đánh giá học phần (sau đây gọi tắt là điểm
học phần) được tính căn cứ vào một phần hoặc tất cả các điểm đánh giá bộ phận, bao
gồm: điểm kiểm tra thường xuyên trong qúa trình học tập; điểm đánh giá nhận thức và
thái độ tham gia thảo luận; điểm đánh giá phần thực hành; điểm chuyên cần; điểm thi
giữa học phần; điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc học phần, trong đó điểm thi kết
thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và có trọng số không dưới 50%.
Việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận và trọng số của các điểm đánh giá
bộ phận, cũng như cách tính điểm tổng hợp đánh giá học phần do giảng viên đề xuất,
được Hiệu trưởng phê duyệt và phải được quy định trong đề cương chi tiết của học
phần.
2. Đối với các học phần thực hành: Sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực
hành. Điểm trung bình cộng của điểm các bài thực hành trong học kỳ được làm tròn
đến một chữ số thập phân là điểm của học phần thực hành.
3. Giảng viên phụ trách học phần trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm
đánh giá bộ phận, trừ bài thi kết thúc học phần.
Điều 20. Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần
1. Cuối mỗi học kỳ, trường tổ chức một kỳ thi chính và nếu có điều kiện, tổ
chức thêm một kỳ thi phụ để thi kết thúc học phần. Kỳ thi phụ dành cho những sinh
viên không tham dự kỳ thi chính hoặc có học phần bị điểm F ở kỳ thi chính và được tổ
chức sớm nhất là hai tuần sau kỳ thi chính.
2. Thời gian dành cho ôn thi mỗi học phần tỷ lệ thuận với số tín chỉ của học
phần đó, ít nhất là 2/3 ngày cho một tín chỉ. Hiệu trưởng quy định cụ thể thời gian
dành cho ôn thi và thời gian thi cho các kỳ thi.
Điều 21. Ra đề thi, hình thức thi, chấm thi và số lần được dự thi kết thúc
học phần 11
1. Đề thi kết thúc học phần phải phù hợp với nội dung học phần đã quy định
trong chương trình. Việc ra đề thi hoặc lấy từ ngân hàng đề thi được thực hiện theo
quy định của Hiệu trưởng.
2. Hình thức thi kết thúc học phần có thể là thi viết (trắc nghiệm hoặc tự luận),
vấn đáp, viết tiểu luận, làm bài tập lớn, hoặc kết hợp giữa các hình thức trên. Hiệu
trưởng duyệt các hình thức thi thích hợp cho từng học phần.
3. Việc chấm thi kết thúc các học phần chỉ có lý thuyết và việc chấm tiểu luận,
bài tập lớn phải do hai giảng viên đảm nhiệm.
Hiệu trưởng quy định việc bảo quản các bài thi, quy trình chấm thi và lưu giữ
các bài thi sau khi chấm. Thời gian lưu giữ các bài thi viết, tiểu luận, bài tập lớn ít
nhất là hai năm, kể từ ngày thi hoặc ngày nộp tiểu luận, bài tập lớn.
4. Thi vấn đáp kết thúc học phần phải do hai giảng viên thực hiện. Điểm thi vấn
đáp được công bố công khai sau mỗi buổi thi. Trong trường hợp hai giảng viên chấm
thi không thống nhất được điểm chấm thì các giảng viên chấm thi trình trưởng bộ môn
hoặc trưởng khoa quyết định.
Các điểm thi kết thúc học phần và điểm học phần phải ghi vào bảng điểm theo
mẫu thống nhất của trường, có chữ ký của cả hai giảng viên chấm thi và làm thành ba
bản. Một bản lưu tại bộ môn, một bản gửi về văn phòng khoa và một bản gửi về
phòng đào tạo của trường, chậm nhất một tuần sau khi kết thúc chấm thi học phần.
5. Sinh viên vắng mặt trong kỳ thi kết thúc học phần, nếu không có lý do chính
đáng coi như đã dự thi một lần và phải nhận điểm 0 ở kỳ thi chính. Những sinh viên
này khi được trưởng khoa cho phép được dự thi một lần ở kỳ thi phụ ngay sau đó (nếu
có).
6. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng ở kỳ thi chính, nếu được trưởng khoa
cho phép, được dự thi ở kỳ thi phụ ngay sau đó (nếu có), điểm thi kết thúc học phần
được coi là điểm thi lần đầu. Trường hợp không có kỳ thi phụ hoặc thi không đạt
trong kỳ thi phụ những sinh viên này sẽ phải dự thi tại các kỳ thi kết thúc học phần ở
các học kỳ sau hoặc học kỳ phụ.
Điều 22. Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần
1. Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang
điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. 12
2. Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học
phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân,
sau đó được chuyển thành điểm chữ như sau:
a) Loại đạt: A (8,5 - 10) Giỏi
B (7,0 - 8,4) Khá
C (5,5 - 6,9) Trung bình
D (4,0 - 5,4) Trung bình yếu
b) Loại không đạt: F (dưới 4,0) Kém
c) Đối với những học phần chưa đủ cơ sở để đưa vào tính điểm trung bình
chung học kỳ, khi xếp mức đánh giá được sử dụng các kí hiệu sau:
I Chưa đủ dữ liệu đánh giá.
X Chưa nhận được kết quả thi.
d) Đối với những học phần được nhà trường cho phép chuyển điểm, khi xếp
mức đánh giá được sử dụng kí hiệu R viết kèm với kết quả.
3. Việc xếp loại các mức điểm A, B, C, D, F được áp dụng cho các trường hợp
sau đây:
a) Đối với những học phần mà sinh viên đã có đủ điểm đánh giá bộ phận, kể cả
trường hợp bỏ học, bỏ kiểm tra hoặc bỏ thi không có lý do phải nhận điểm 0;
b) Chuyển đổi từ mức điểm I qua, sau khi đã có các kết quả đánh giá bộ phận
mà trước đó sinh viên được giảng viên cho phép nợ;
c) Chuyển đổi từ các trường hợp X qua.
4. Việc xếp loại ở mức điểm F ngoài những trường hợp như đã nêu ở khoản 3
Điều này, còn áp dụng cho trường hợp sinh viên vi phạm nội quy thi, có quyết định
phải nhận mức điểm F.
5. Việc xếp loại theo mức điểm I được áp dụng cho các trường hợp sau đây:
a) Trong thời gian học hoặc trong thời gian thi kết thúc học kỳ, sinh viên bị ốm
hoặc tai nạn không thể dự kiểm tra hoặc thi, nhưng phải được trưởng khoa cho phép;
b) Sinh viên không thể dự kiểm tra bộ phận hoặc thi vì những lý do khách quan,
được trưởng khoa chấp thuận.
Trừ các trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quy định, trước khi bắt đầu học kỳ
mới kế tiếp, sinh viên nhận mức điểm I phải trả xong các nội dung kiểm tra bộ phận
còn nợ để được chuyển điểm. Trường hợp sinh viên chưa trả nợ và chưa chuyển điểm
nhưng không rơi vào trường hợp bị buộc thôi học thì vẫn được học tiếp ở các học kỳ
kế tiếp. 13
6. Việc xếp loại theo mức điểm X được áp dụng đối với những học phần mà
phòng đào tạo của trường chưa nhận được báo cáo kết quả học tập của sinh viên từ
khoa chuyển lên.
7. Ký hiệu R được áp dụng cho các trường hợp sau:
a) Điểm học phần được đánh giá ở các mức điểm A, B, C, D trong đợt đánh giá
đầu học kỳ (nếu có) đối với một số học phần được phép thi sớm để giúp sinh viên học
vượt.
b) Những học phần được công nhận kết quả, khi sinh viên chuyển từ trường
khác đến hoặc chuyển đổi giữa các chương trình.
Điều 23. Cách tính điểm trung bình chung
1. Để tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy,
mức điểm chữ của mỗi học phần phải được quy đổi qua điểm số như sau:
A tương ứng với 4
B tương ứng với 3
C tương ứng với 2
D tương ứng với 1
F tương ứng với 0
Trường hợp sử dụng thang điểm chữ có nhiều mức, Hiệu trưởng quy định quy
đổi các mức điểm chữ đó qua các điểm số thích hợp, với một chữ số thập phân.
2. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính
theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:
å
å
=
=
´
=
n
i
i
n
i
i i
n
a n
A
1
1
Trong đó:
A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy
ai là điểm của học phần thứ i
ni là số tín chỉ của học phần thứ i
n là tổng số học phần.
Điểm trung bình chung học kỳ để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ
chỉ tính theo kết quả thi kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất. Điểm trung bình chung 14
học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy để xét thôi học, xếp hạng học lực sinh viên
và xếp hạng tốt nghiệp được tính theo điểm thi kết thúc học phần cao nhất trong các
lần thi.
Chương IV
XÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP
Điều 24. Thực tập cuối khóa, làm đồ án hoặc khoá luận tốt nghiệp
1. Đầu học kỳ cuối khoá, các sinh viên được đăng ký làm đồ án, khoá luận tốt
nghiệp hoặc học thêm một số học phần chuyên môn được quy định như sau:
a) Làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp: áp dụng cho sinh viên đạt mức quy định
của trường. Đồ án, khoá luận tốt nghiệp là học phần có khối lượng không quá 14 tín
chỉ cho trình độ đại học và 5 tín chỉ cho trình độ cao đẳng. Hiệu trưởng quy định khối
lượng cụ thể phù hợp với yêu cầu đào tạo của trường.
b) Học và thi một số học phần chuyên môn: sinh viên không được giao làm đồ
án, khoá luận tốt nghiệp phải đăng ký học thêm một số học phần chuyên môn, nếu
chưa tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho chương trình.
2. Tùy theo điều kiện của trường và đặc thù của từng ngành đào tạo, Hiệu
trưởng quy định:
a) Các điều kiện để sinh viên được đăng ký làm đồ án hoặc khoá luận tốt
nghiệp;
b) Hình thức và thời gian làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp;
c) Hình thức chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp;
d) Nhiệm vụ của giảng viên hướng dẫn; trách nhiệm của bộ môn và khoa đối
với sinh viên trong thời gian làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp.
3. Đối với một số ngành đào tạo đòi hỏi phải dành nhiều thời gian cho thí
nghiệm hoặc khảo sát để sinh viên hoàn thành đồ án, khoá luận tốt nghiệp, trường có
thể bố trí thời gian làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp kết hợp với thời gian thực tập
chuyên môn cuối khoá.
Điều 25. Chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp
1. Hiệu trưởng quyết định danh sách giảng viên chấm đồ án, khoá luận tốt
nghiệp. Việc chấm mỗi đồ án, khóa luận tốt nghiệp phải do 2 giảng viên đảm nhiệm.
2. Điểm của đồ án, khoá luận tốt nghiệp được chấm theo thang điểm chữ theo
quy định tại các mục a và b, khoản 2, Điều 22 của Quy chế này. Kết quả chấm đồ án, 15
khóa luận tốt nghiệp được công bố chậm nhất là 3 tuần, kể từ ngày nộp đồ án, khóa
luận tốt nghiệp.
Điểm đồ án, khoá luận tốt nghiệp được tính vào điểm trung bình chung tích lũy
của toàn khoá học.
3. Sinh viên có đồ án, khoá luận tốt nghiệp bị điểm F, phải đăng ký làm lại đồ
án, khóa luận tốt nghiệp; hoặc phải đăng ký học thêm một số học phần chuyên môn để
thay thế, sao cho tổng số tín chỉ của các học phần chuyên môn học thêm tương đương
với số tín chỉ của đồ án, khóa luận tốt nghiệp.
Điều 26. Thực tập cuối khoá và điều kiện xét tốt nghiệp của một số ngành
đào tạo đặc thù
Đối với một số ngành đào tạo đặc thù thuộc các lĩnh vực Nghệ thuật, Kiến trúc,
Y tế, Thể dục - Thể thao, Hiệu trưởng quy định nội dung, hình thức thực tập cuối
khoá; hình thức chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp; điều kiện xét và công nhận tốt
nghiệp phù hợp với đặc điểm các chương trình của trường.
Điều 27. Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp
1. Những sinh viên có đủ các điều kiện sau thì được trường xét và công nhận tốt
nghiệp:
a) Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc
không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
b) Tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình đào tạo: với khối lượng
không dưới 180 tín chỉ đối với khoá đại học 6 năm; 150 tín chỉ đối với khoá đại học 5
năm; 120 tín chỉ đối với khoá đại học 4 năm; 90 tín chỉ đối với khoá cao đẳng 3 năm;
60 tín chỉ đối với khoá cao đẳng 2 năm. Hiệu trưởng quy định cụ thể khối lượng kiến
thức tối thiểu cho từng chương trình được triển khai đào tạo trong phạm vi trường
mình;
c) Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên;
d) Thỏa mãn một số yêu cầu về kết quả học tập đối với nhóm học phần thuộc
ngành đào tạo chính do Hiệu trưởng quy định;
đ) Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất đối với các ngành
đào tạo không chuyên về quân sự và thể dục - thể thao.
2. Sau mỗi học kỳ, Hội đồng xét tốt nghiệp căn cứ các điều kiện công nhận tốt
nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này để lập danh sách những sinh viên đủ điều kiện
tốt nghiệp. 16
Hội đồng xét tốt nghiệp trường do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được
Hiệu trưởng uỷ quyền làm Chủ tịch, trưởng phòng đào tạo làm Thư ký và các thành
viên là các trưởng khoa chuyên môn, trưởng phòng công tác sinh viên.
3. Căn cứ đề nghị của Hội đồng xét tốt nghiệp, Hiệu trưởng ký quyết định công
nhận tốt nghiệp cho những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.
Điều 28. Cấp bằng tốt nghiệp, bảo lưu kết quả học tập, chuyển chương
trình đào tạo và chuyển loại hình đào tạo
1. Bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng được cấp theo ngành đào tạo chính (đơn
ngành hoặc song ngành). Hạng tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung
tích lũy của toàn khoá học, như sau:
a) Loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;
b) Loại giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;
c) Loại khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;
d) Loại trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49.
2. Hạng tốt nghiệp của những sinh viên có kết quả học tập toàn khoá loại xuất
sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức, nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
a) Có khối lượng của các học phần phải thi lại vượt quá 5% so với tổng số tín
chỉ quy định cho toàn chương trình;
b) Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
3. Kết quả học tập của sinh viên phải được ghi vào bảng điểm theo từng học
phần. Trong bảng điểm còn phải ghi chuyên ngành (hướng chuyên sâu) hoặc ngành
phụ (nếu có).
4. Nếu kết quả học tập của sinh viên thỏa mãn những quy định tại khoản 1 Điều
27 của Quy chế này đối với một số chương trình đào tạo tương ứng với các ngành đào
tạo khác nhau, thì sinh viên được cấp các bằng tốt nghiệp khác nhau tương ứng với
các ngành đào tạo đó.
5. Sinh viên còn nợ chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất, nhưng
đã hết thời gian tối đa được phép học, trong thời hạn 5 năm tính từ ngày phải ngừng
học, được trở về trường trả nợ để có đủ điều kiện xét tốt nghiệp.
6. Sinh viên không tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận về các học phần đã
học trong chương trình của trường. Những sinh viên này nếu có nguyện vọng, được
quyền làm đơn xin chuyển qua các chương trình khác theo quy định tại khoản 2 Điều
16 của Quy chế này.
Chương V
XỬ LÝ VI PHẠM 17
Điều 29. Xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm các quy định về thi, kiểm
tra
1. Trong khi dự kiểm tra thường xuyên, chuẩn bị tiểu luận, bài tập lớn, thi giữa
học phần, thi kết thúc học phần, chuẩn bị đồ án, khoá luận tốt nghiệp,
Inferno 2
chao mung da den voi ngoi nha chung cua clan weare
Loi noi dau:
cung giong nhu bao clan khac tren army. clan weare lap ra la de tao moi truong lanh manh cho cac ban choi army. muc dich cua clan la giao luu,chia se,ket ban va nang cao ki nang pem army.ban co the gioi sc,st hay duc,clan deu chap nhan tat ca cac t.v trog army.khong phan biet. chung ta hay cung xay dung 1 army lanh manh va phat trien. 1 clan hung manh trog m.o.bi.ar.my
Đào tạo theo niên chế là đào tạo theo năm học, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học được quy định đào tạo trong một số năm nhất định. Ví dụ chương trình đào tạo trình độ đại học được cấp bằng cử nhân thường đào tạo trong 4 năm, cấp bằng kỹ sư được đào tạo trong 5 năm, cấp bằng bác sỹ được đào tạo trong 6 năm. Sinh viên học hết thời gian quy định nếu không bị lưu ban, dừng tiến độ học tập thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường. 2. Đào tạo theo học chế tín chỉ Đào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Một năm học có thể tổ chức đào tạo từ 2 đến 3 học kỳ, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học nhất định không tính theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên, sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường. II. Tổ chức đào tạo 1. Tổ chức đào tạo theo niên chế Trong đào tạo theo niên chế mọi lịch học, lịch thi được phòng Đào tạo chuẩn bị sẵn. Các lớp sinh viên được biên chế cố định ngay từ ngày nhập trường và ít khi có sự biến động. Sinh viên chấp hành tốt các lịch học, lịch thi, các quy định, quy chế của nhà trường, tích cực học tập và rèn luyện thì sẽ đạt kết quả tốt. Tổ chức đào tạo theo niên chế tương đối thuận lợi, kế hoạch đào tạo, lịch giảng, lịch thi có thể làm ngay từ đầu năm học và ít khi có sự biến động. 2. Tổ chức đào tạo theo tín chỉ Trong đào tạo theo tín chỉ, sinh viên phải tự đăng ký lịch học, sinh viên không đăng ký sẽ không có lịch học. Để làm được việc đó sinh viên phải nghiên cứu kỹ, nắm chắc các tài liệu của nhà trường như quyển niên giám, sổ tay sinh viên, nắm vững chương trình đào tạo, các học phần phải học trước, các học phần học song hành, phần kiến thức giáo dục đại cương, phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp… để có thể có được đăng ký lịch học cho từng học kỳ cho phù hợp (phù hợp ở đây là phù hợp với quy định của nhà trường và phù hợp với sức học của sinh viên). Sinh viên đã phải tự học các quy chế, quy tắc một cách thật sự. Ưu điểm của cách tổ chức này là sinh viên có quyền lựa chọn, sinh viên không những được lựa chọn các môn chính khóa của ngành được đào tạo mà còn có thể được đăng ký học thêm 1 số học phần tự chọn yêu thích hỗ trợ cho hướng phát triển ngành nghề sau này. Trong thời gian học chính khóa có thể học thêm ngoại ngữ, tin học (học bằng 2). III. Chương trình đào tạo 1. Chương trình đào tạo theo niến chế Chương trình đào tạo theo niên chế có khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, các khối kiến thức này được bố trí theo một tỷ lệ nhất định. Khi xây dựng chương trình của các ngành người ta chỉ chú ý đến liên thông dọc và các bậc học tiếp theo (các bậc học cao hơn), còn ít chú ý đến liên thông ngang giữa các ngành trong cùng một trình độ đào tạo. Vì vậy chương trình đào tạo của các ngành khác nhau trong cùng lĩnh vực ít nhiều mang tính độc lập, vì vậy không tận dụng được hiệu quả đào tạo. Trong đào tạo theo niên chế những người phấn đấu học được 2 bằng, 3 bằng đại học là rất khó, mà điều này rất quan trọng vì các lĩnh vực kiến thức sẽ bổ trợ cho nhau trong quá trình công tác sau này, như người học muốn có thêm kiến thức về tin học, ngoại ngữ, về quản lý kinh tế... 2. Chương trình đào tạo theo tín chỉ Một trong những điểm mấu chốt, quan trọng nhất trong xây dựng chương trình trong đào tạo theo học chế tín chỉ là các chương trình đào tạo có tính liên thông cao, là đào tạo tiềm năng. Một chương trình giáo dục đại học bao giờ cũng có khối kiến thức đại cương (Toán, hóa, sinh...) và các môn chung như Mác - Lênin, ngoại ngữ, tin học... Các môn học này cần được xây dựng trên một nền chung đáp ứng cho tất cả các ngành đào tạo trong một lĩnh vực đào tạo nhất định. Việc tổ chức xây dựng chương trình có tính liên thông cao như vậy sẽ đào tạo cho sinh viên một tiềm năng lớn và sinh viên có khả năng học liên thông các ngành trong cùng một lĩnh vực. Khi đã xây dựng được chương trình có tính liên thông cao, liên thông ngang giữa các ngành trong cùng một khối và liên thông dọc từ cao đẳng lên đại học thì sinh viên rất có điều kiện để học cùng một lúc nhiều ngành và trong một thời gian nhất định có thể phấn đấu học được hai hoặc ba bằng đại học. IV. Phương pháp giảng dạy 1. Trong đào theo niên chế Đơn vị đo lường khối lượng học tập của sinh viên là đơn vị học trình (đvht) tương đương với 15 tiết học lý thuyết ở trên lớp, 30 giờ thực hành thí nghiệm…, mỗi năm sinh viên đại học phải tích lũy khoảng 50 (đvht) nên chương trình đào tạo của của các ngành đào tạo như sau. Chương trình đào tạo Đại học 4 năm tương đương với 200 (đvht). Chương trình đào tạo Đại học 5 năm tương đương với 250 (đvht). Chương trình đào tạo Đại học 6 năm tương đương với 300 (đvht). Trong đào tạo theo niên chế áp dụng rất nhiều phương pháp giảng dạy như thuyết trình, giảng dạy dựa trên vấn đề, semina, thảo luận nhóm, thực hành, thí nghiệm, đi thực tập thực tế cộng đồng, thực tập tốt nghiệp. Tuy đã có rất nhiều hội thảo về đổi mới công tác giảng dạy nhưng phương pháp học tập sinh viên ở trên lớp còn thụ động, chủ yếu là nghe giảng, ghi chép, học thuộc lòng, ít tham gia vào bài giảng. Về lượng giá còn chưa đa dạng hóa các loại hình lượng giá, hình thức lượng giá làm chuyên đề, làm bài tập lớn còn chưa được áp dụng rộng rãi. 2. Trong đào tạo theo tín chỉ Đơn vị đo lường khối lượng học tập là tín chỉ (TC), 1 tín chỉ tương đương với 15 tiết giảng lý thuyết, 30 giờ thực hành thí nghiệm. Mỗi học kỳ sinh viên phải tích lũy tương đương 15 tín chỉ, nên các chương trình đào tạo có khối lượng tín chỉ như sau: Chương trình đào tạo đại học 4 năm tương đương 120 tín chỉ Chương trình đào tạo Đại học 5 năm tương đương 150 tín chỉ Chương trình đào tạo Đại học 6 năm tương đương 180 tín chỉ Để chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định chuyển đổi chương trình đào tạo theo niên chế sang chương trình đào tạo theo tín chỉ theo tỷ lệ: cứ 1,5 ĐVHT quy đổi thành 1TC. Như vậy trong đào tạo theo tín chỉ, thời gian có mặt ở trên lớp giảm đi 1/3 thay vào đó là thời gian tự học phải tăng lên. Theo quy định cứ 1 tín chỉ sinh viên phải tự học là 30 tiết. Trong đào tạo theo tín chỉ yêu cầu về chuẩn đào tạo không hề thay đổi, trước mắt vẫn giữ nguyên và dần dần sẽ tăng lên theo yêu cầu của công tác kiểm định chất lượng. Như vậy thời gian giảng dạy trên lớp giảm đi, thời gian tự học của sinh viên tăng lên trong khi không được giảm yêu cầu đánh giá. Vậy làm thế nào để đảm bảo chất lượng. Mấu chốt của vấn đề là phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Phải giảng dạy bằng phương pháp tích cực. Các phương pháp giảng dạy trong đào tạo theo niên chế vẫn tiếp tục được phát huy các điểm mạnh, nhưng việc tích cực sinh viên trong giờ học được đặt lên hàng đầu. Để đáp ứng được yêu cầu này sinh viên phải nghiên cứu tài liệu trước khi lên lớp, giảng viên phải tăng cường cho sinh viên tự học ngay trên lớp bằng các biện pháp như nêu ra các vấn đề của bài giảng để sinh viên tìm ra cách giải quyết theo định hướng của giảng viên để sinh viên có thói quen tự học. Trong đào tạo theo tín chỉ khi chuyển đổi từ 1,5 ĐVHT sang 1 TC tức là từ 22,5 tiết giảng lý thuyết ở trên lớp (trong đào tạo theo niên chế) chỉ còn 12 tiết giảng lý thuyết + 6 tiết thảo luận ở trên lớp (trong đào tạo theo tín chỉ) việc tiếp tục giảng dạy bằng phương pháp truyền đạt 1 chiều không còn phù hợp nữa. Nếu giảng viên cùng với phương tiện hỗ trợ (máy tính xách tay + Projector) tăng tốc độ giảng lên 2 lần để cho không bị "cháy giáo án" thì sinh viên sẽ bị quá tải về thông tin và không phân biệt được các vấn đề chính, vấn đề phụ của bài giảng, từ đó không hiểu bài, không hiểu bản chất của vấn đề, dẫn đến chất lượng học tập giảm sút. Đây là vấn đề rất lớn khi bước vào đào tạo theo tín chỉ. Hoặc có xu hướng giảng viên coi việc đọc trước bài của sinh viên trước khi đến lớp đã có hiệu quả rồi, lên lớp chỉ giảng những vấn đề khó và trả lời các thắc mắc của sinh viên, kiểm tra nhận thức của sinh viên. Nếu theo xu hướng này bài giảng sẽ không có hệ thống không được trình bày theo giáo án và sự tự học của các sinh viên không đồng đều cũng không đạt được hiệu quả trong đào tạo. Phương châm giảng - dạy là học - hiểu, dưới sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên phải được tham gia vào từng vấn đề của bài giảng cho đến khi tất cả các vấn đề của bài giảng được làm sáng tỏ, được giải quyết dưới sự hướng dẫn của giảng viên. V. Tự học trong đào tạo theo tín chỉ Trong đào tạo theo tín chỉ, đối với sinh viên tự học là vấn đề quan trọng nhất, sinh viên phải tự học ngay trên lớp, lên lớp là làm việc thực sự (chứ không phải đi nghe giảng, dự giờ). Muốn tự học trên lớp có hiệu quả sinh viên phải tự đọc tài liệu trước, không chỉ đọc giáo trình mà phải đọc tài liệu có liên quan, không phải đọc cả quyển tài liệu mà chỉ đọc những vấn đề trực tiếp liên quan đến bài giảng. Các vấn đề liên quan đều phải được đánh dấu lại, ghi chép lại hoặc có chỉ dẫn rõ ràng để khi cần lập tức có thể tra cứu được ngay. Sinh viên học ở trên lớp phải chịu khó ghi chép, hăng hái phát biểu, tích cực tìm hiểu, phấn khởi khi được giảng viên kiểm tra, vấn đề gì chưa rõ phải hỏi giảng viên cho rõ, nếu vẫn chưa hiểu thì trao đổi lại với nhóm học tập (thảo luận nhóm). Thảo luận nhóm là hình thức rất quan trọng, qua thảo luận nhóm sinh viên phát hiện những vấn đề mình còn thiếu hụt để tự bổ sung. Những vấn đề đã nắm bắt được qua thảo luận nhóm cũng được khẳng định. Tìm ra sự khác nhau giữa hai cách tổ chức đào tạo không phải để so sánh và tìm ra cách tổ chức đào tạo nào ưu việt hơn. Mỗi cách tổ chức đào tạo đều phù hợp với một giai đoạn lịch sử nhất định, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhất định. Tìm ra sự khác nhau để thích ứng với hình thức tổ chức đào tạo mới - hình thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ với hai yêu cầu: giảng dạy theo phương pháp tích cực (lấy người học làm trung tâm) và sinh viên phải tự học là chính, phải lấy tự học làm cốt.
Google 5 thumb 4

=>Netmobi.tk 1>dien dan cho clan noi dong gop yk cua cac thanh vien
chia se code wap
=>the war of clan
=>top cao thu
=>(vao nhanh)thông tin admin
=>Danh cho nhung ban dam me sc
=>nap the vtc da nang,vinaphone tiet kiem,hieu qua
<"+">T127561 1phong tan hon.
R10 8 2R10 8R10 8 4R10 8 5
de tranh su hieu lam la an cap nick,cac ban hay lien he ngay voi armzoom hoac lien he truc tiep voi admin theo sdt01692996018 de lam t.v cua clan

File1 2 3 2 1

TIN TUC


GameCrack,Game Hack

PhanMem
truyen cuoi,truyen tinh yeu

Tim Kiem Loi Bai Hat

m.wattpad
truyen doc wattpad

wapchat viet

tao chu

ung dung ghep javar


copyright nhokbhs

Online:10
Hom nay:176
Tong cong:2796
dongho
@ by Nhokbhs 2011

Polaroid